Chứng minh tài chính du học Canada
Chứng minh tài chính là một trong những điều kiện cơ bản và cần thiết nhất khi bạn có mong muốn đi du học. Vậy chứng minh tài chính du học Canada có khó không? Việc này đòi hỏi những giấy tờ gì? Câu trả lời sẽ được nêu chi tiết ở đây.
Để được chấp nhận đến học tập tại Canada, bạn phải chứng minh được cho người xét hồ sơ thấy gia đình có đủ điều kiện tài chính trang trải cho quá trình học tập tại Canada. Những khoản chi phí chính thường bao gồm học phí, chi phí ăn ở và sinh hoạt.
Trong bộ hồ sơ chứng minh tài chính du học Canada, bạn nên chia rõ ba phần: thu nhập hàng tháng, sổ tiết kiệm và tài sản của phụ huynh. Phần tài chính này có thể được chứng minh bởi bố mẹ hoặc người thân trực hệ (như anh chị em ruột, họ hàng ruột…) của học sinh. Phần này càng rõ ràng bao nhiêu thì hồ sơ của bạn càng có sức nặng bấy nhiêu.
Về thu nhập hàng tháng, bạn cần nộp các giấy tờ chứng minh người bảo trợ cho bạn có thu nhập ổn định. Các giấy tờ này có thể là hợp đồng lao động, bảng lương, đăng ký kinh doanh hay giấy tờ chứng minh nộp thuế…
Về sổ tiết kiệm, bạn phải lưu ý sổ nên được gửi ít nhất 6 tháng trước ngày nộp hồ sơ du học. Tất nhiên, sổ tiết kiệm gửi càng lâu thì độ tin cậy càng cao.
Con số trung bình trong sổ tiết kiệm là khoảng 800 triệu đồng. Tuy nhiên, để có số tiền gửi phù hợp, bạn cần cân nhắc đến yếu tố thực tế số tiền mà bạn sẽ chi tiêu trong một năm đầu. Hãy thử tính toán xem mức tiền học, ăn, ở, đi lại…mà bạn cần trong một năm học là bao nhiêu. Số tiền trong sổ tiết kiệm nên phù hợp với mức chi tiêu đó.
Đi kèm với sổ tiết kiệm, bạn cũng nên nộp các giấy tờ liên quan đến các tài sản giá trị khác như bất động sản, nhà cửa, xe cộ. Đó cũng là những yếu tố để hồ sơ chứng minh tài chính của bạn mạnh hơn.
Ở Việt Nam, nhiều gia đình làm kinh doanh tự do, kinh doanh cá thể, vì thế dù tài chính mạnh nhưng họ lại gặp khó khăn trong việc chứng minh nó. Nếu gia đình bạn rơi vào trường hợp này, hãy liên lệ với các trung tâm tư vấn du học Canada uy tín để được tư vấn cụ thể nhé.
Lưu ý là, không phải trường hợp nào nộp hồ sơ du học Canada cũng cần phỏng vấn. Thông thường, nếu hồ sơ đầy đủ, rõ ràng, lãnh sự quán sẽ không yêu cầu phỏng vấn. Chỉ khi nhân viên xét hồ sơ có thắc mắc, hoặc cần làm rõ thêm thông tin trong hồ sơ thì bạn mới nhận được giấy hẹn lên phỏng vấn.
Bộ hồ sơ du học Canada đầy đủ gồm những gì?
Ngoài hồ sơ chứng minh tài chính, du học sinh Canada cũng cần chuẩn bị một bộ hồ sơ đầy đủ để xin visa. Đại sứ quán Canada xem xét rất kĩ hồ sơ của bạn, để đảm bảo chất lượng hồ sơ. Vì thế thời gian xét visa du học Canada thường lâu hơn so với một số nước khác.
- Các giấy tờ cần thiết có trong hồ sơ du học Canada gồm:
- Đơn xin thị thực nhập cảnh du học (*)
- Hộ chiếu bản gốc phải còn ít nhất 1 trang giấy trống & hiệu lực phải còn ít nhất là 6 tháng
- 2 ảnh passport trong vòng 6 tháng (4×6 cm)
- Lý lịch tư pháp
- Tờ khai giám hộ
- Thư nhập học
- Bảng điểm và tất cả các bằng cấp, giấy khen về thành tích học tập
- Chứng minh tài chính, giấy xác nhận tài sản
- Thư giải thích lý do cho việc chọn trường, ngành học, thời gian học, thành tích cũng như kế hoạch, dự định của sinh viên sau khi hoàn tất việc học tập ở Canada và quay về Việt Nam.
- Nếu có học bổng thì nêu rõ loại học bổng, tiền tài trợ, điều kiện để đạt học bổng.
- Giấy khám sức khoẻ
(*) Các mẫu đơn xin visa du học:
- Mẫu 1294: Đây là mẫu điền thông tin của người xin visa. Mẫu này bạn điền online và lấy mã vạch in ra trực tiếp.
- Mẫu IMM5645E: Mẫu đơn để điền thông tin về gia đình, anh chị em ruột...
Nếu ứng viên dưới 18 tuổi, cần phải có giấy bảo lãnh của người giám hộ như sau:
- Custodian Declaration - Custodian for Minors Studying in Canada: dành cho người giám hộ ở Canada
- Custodian Declaration - Parents/Guardians for Minors Studying in Canada: cha mẹ tại Việt Nam phải điền form.
Tất nhiên, với những người lần đầu tìm hiểu về hồ sơ du học, việc cảm thấy hoang mang trước quá nhiều giấy tờ là điều hoàn toàn bình thường. Bạn có thể tự trang bị thêm kiến thức cho mình bằng cách tham dự các buổi hội thảo du học Canada, hỏi han kinh nghiệm từ các du học sinh Canada đi trước hay tham gia tư vấn du học Canada với những tổ chức giáo dục uy tín như HBE để có thêm thông tin và nhận được những lời khuyên xác thực.
Chi phí du học Canada
Du học Canada hết bao nhiêu tiền? Du học Canada học phí thế nào? Để giải đáp tất cả các thắc mắc liên quan đến chi phí du học Canada, chúng tôi đã có một bảng tổng kết ngắn gọn về các khoản chi phí bắt buộc của một du học sinh:
Tiền thuê nhà
Tiền nhà thường là khoản phí tốn kém nhất mà một du học sinh phải chi trả. Mức tiền đóng hàng tháng tùy thuộc vào hình thức nhà ở mà học sinh chọn:
Ký túc xá: Từ $3,000 – $7,500 CAD/năm
Homestay: Từ $4,800 - $9,600 CAD/năm
Thuê nhà: Tùy xem bạn thuê nhà ở vị trí nào, ngoại ô hay trung tâm, nhà to hay nhỏ mà giá cả giao động đáng kể, từ xấp xỉ 1000/tháng đến -2000/tháng.
Chi phí tiện ích:
Chi phí này bao gồm tiền điện, tiền ga, tiền nước, tiền internet…Khoản phí này rơi vào khoảng 210$/tháng cho mỗi học sinh.
Ăn uống:
Chi phí ăn uống trung bình khoảng $150 – $350 CAD/tháng. Thực tế thay đổi tùy vào phong cách sống của từng du học sinh.
Chi phí đi lại:
Giá vé tháng cho các phương tiện công cộng là khoảng 112 đô/tháng.
Học sinh, sinh viên thường được hưởng mức giá ưu đãi hơn. Bạn yên tâm là phương tiện công cộng ở Canada rất hiện đại và tiện lợi, nên bạn có thể đi lại bằng xe bus, tàu điện, tàu điện ngầm… mà chẳng gặp khó khăn gì.
Chi phí giải trí:
Tất nhiên ngoài việc học, bạn cũng đừng nên bỏ qua cơ hội khám phá đời sống, văn hóa đặc sắc của Canada. Thỉnh thoảng hãy cùng bạn vè đi xem một bộ phim hay, thăm quan bảo tàng hay mua sắm…Trung bình $100-$300/tháng là mức phí đủ cho nhu cầu giải trí cơ bản của một du học sinh Canada.
Tóm lại, ước tính chi phí du học Canada rơi vào khoảng $28,000 đến $35,000 CAD/năm (tương đương 500 triệu đến 600 triệu VNĐ) bao gồm cả học phí và các khoản phí chính nêu trên.
Du học ngành gì ở Canada?
Việc chọn đúng ngành học là một trong những yếu tố quan trọng đối với mỗi sinh viên, vì ngành học thường gắn liền với nghề nghiệp của bạn trong tương lai.
Khi du học Canada, sinh viên có thể tham khảo các nhóm ngành học dưới đây. Đây đều là những ngành học chất lượng và đem lại nhiều cơ hội nghề nghiệp.
Nhóm ngành tài chính, kinh doanh: Quản lý tài chính, kế toán, kiểm toán, quản lý nhân lực, bán lẻ, bất động sản.
Nhóm ngành dịch vụ: du lịch, ăn uống
Chăm sóc sức khỏe, phúc lợi xã hội: y tá, điều dưỡng, chuyên gia tâm lý, nhân viên xã hội, tư vấn viên; Công nghệ y tế.
Kỹ thuật: Xây dựng, khai thác, mỏ, giao thông, năng lượng, dầu khí, cơ khí.
Một điều thú vị mà bạn đừng quên là Canada là đất nước của hai ngôn ngữ: Tiếng Anh và tiếng Pháp. Vì vậy ngoài du học Canada bằng tiếng Anh, bạn cũng hoàn toàn có thể lựa chọn du học Canada bằng tiếng Pháp.
Ngoài du học dài hạn, bạn có bao giờ nghĩ đến một khóa học ngắn hạn tại Canada để trải nghiệm thử cuộc sống của du học sinh chưa? Chắc chắn những kinh nghiệm có được từ việc du học ngắn hạn sẽ đem lại cho bạn một cái nhìn tổng quát về bức tranh du học Canada trước khi bạn bước sang giai đoạn du học dài hơi hơn đấy.